CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THĂNG LONG

  • Email: thanglongts@gmail.com

Quy trình sản xuất cọc - Công ty cổ phần xây dựng Thăng Long

QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỌC

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THĂNG LONG

ISO 9001:2015

Các căn cứ thực hiện:

-        Căn cứ vào các tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN

-     Căn cứ vào các yêu cầu cần thiết trong thi công xây lắp: Đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn cho người, phương tiện máy móc thi công.

-          Căn cứ thiết kế thi công được phê duyệt – Công ty CPXD Thăng Long lập biện pháp thi công phần đúc cọc.

1. VẬT LIỆU CỌC
Các vật liệu chính:

·                     Đá 1x2

·                     Cát vàng

·                     Xi măng

·                     Sắt thép

Các vật liệu trên được tập kết tại kho bãi của công ty, việc lấy mẫu và thí nghiệm mẫu vật liệu, thiết kế cấp phối bê tông tuân theo đúng quy trình thí nghiệm được quy định trong các TVCN, TCXD hiện hành.

2. GIA CÔNG SẢN XUẤT CỌC BTCT
2.1. Cốt thép

-  Các thép chủ và thép đai cần được buộc chặt hoặc hàn để không bị dịch chuyển khi đổ bê tông. Đặc biệt lưu ý các cốt đai gần mặt bích cọc.

-        Mặt phẳng của mặt bích tiếp xúc giữa hai đoạn cần vuông góc với trục cọc.

-        Hàn nối các thanh thép ngắn thành các thanh thép dài hoặc cắt các thanh thép dài thành các thanh thép có chiều dài theo yêu cầu của mỗi loại sản phẩm, hàn lưới thép.

-        Uốn thép chủ đối với cọc mũi, móc cẩu và sắt đai. Bích được hàn thành hộp, các thanh thép được sắp xếp lắp dựng, lồng đai và hàn bích với thép chủ thành khung cốt thép, sau đó được chuyển đến giá đỡ để buộc bước đai, lưới thép, móc cẩu để tạo thành khung cốt thép hoàn chỉnh.

+ Khung thép được kiểm tra các chỉ tiêu như chủng loại, số lượng, vị trí và hình dáng kích thước theo bản vẽ thiết kế.

+ Khung cốt thép có khuyết tật sẽ được chỉnh sửa, hoàn thiện cho đến khi đảm bảo yêu cầu

2.2. Công tác ván khuôn – cốp pha
- Sử dụng ván khuôn bằng thép định hình. Ván khuôn được chống dính bằng dầu thải, đảm bảo luôn sạch sẽ trước khi đổ bê tông, đủ độ ẩm và trơn.

-        Đầu mũi cọc được lắp ghép thẳng hàng với trục dọc đi qua tâm của cọc.

-        Cốp pha luôn đảm bảo chắc chắn và kín để không bị biến dạng khi đổ bê tông chế tạo cọc.

-        Mặt sân đúc cọc phải được mài phẳng, dùng máy mài sân làm phẳng toàn bộ mặt sân đúc cọc ít nhất 1 tuần 1 lần.

-        Khi lắp dựng ván khuôn thép, bôi dầu trơn chờ sẵn, lắp lồng cốt thép, khi sử dụng khuôn là cọc bê tông thì phải  đảm bảo cọc làm khuôn đẹp, bề mặt phẳng, chân ba via ít.

-        Không dùng cọc làm khuôn quá 2 lần,  gỗ chêm đầu cọc phải đảm bảo chuẩn và chắc chắn, con kê dày 2.5cm được đổ bằng bê tông vuông vắn. Luôn phải chít chân cọc làm khuôn trước khi đổ bê tông. Sau khi bên A và tư vấn giám sát đến kiểm tra nghiệm thu, xưởng sản xuất hoặc phòng kỹ thuật công ty cho phép thì tiến hành đổ bê tông cọc.

2.3. Công tác đổ cọc bê tông

-       Quá trình đầm bê tông bằng đầm dùi phải đảm bảo bê tông không phân tầng và thép không bị dịch chuyển, sau đó dùng đầm bàn tạo phẳng và làm mặt.

-       Trong trường hợp bê tông khô nhanh phải cử người ở lại để xoa lại mặt bê tông, tránh trường hợp xảy ra vết nứt rạn do co ngót trên bề mặt bê tông.

-       Quá trình đổ mẻ bê tông cuối cùng, nếu thiếu bê tông với khối lượng nhỏ thì trộn thêm nhưng phải đảm bảo bê tông được trộn kỹ, đều có chất lượng tốt. 

-       Chiều dài đốt cọc sai số không quá 30mm, tiết diện ngang không quá 5mm so với thiết kế. Các mặt cọc phải nhẵn, những chỗ lồi lõm không vượt quá 1cm.

2.4. Công tác bảo dưỡng hoàn thiện sản phẩm

-       Bảo dưỡng: Được tiến hành 10 - 12h sau khi đúc cọc và liên tục trong vòng từ 7-10 ngày, mỗi ngày từ 3-4 lần, đảm bảo độ ẩm của cọc.

-       Sản phẩm sau khi tháo khuôn được xếp thành từng lô, ghi số hiệu theo đúng chủng loại và được bảo dưỡng theo đúng quy trình kỹ thuật hiện hành. Khi cọc đủ tuổi sẽ được xuất xưởng.

-       KCS: Bộ phận kỹ thuật công ty và xưởng sản xuất kiểm tra đánh giá chất lượng cọc, nếu đạt chất lượng đóng dấu KCS và cho xuất xưởng khi cọc đủ tuổi, cọc chuyển vào công trình, có kỹ thuật bên A trực tiếp  nhận hàng, kiểm tra số lượng, chất lượng và ký hoá đơn, phiếu xuất xưởng tại công trường.

-       Cọc bê tông cốt thép sản xuất ra phải được kiểm tra theo qui trình, các tiêu chuẩn kỹ thuật và đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Nếu đạt yêu cầu cho nhập kho tại bãi.

+ Nếu có khuyết tật nhỏ được sửa chữa hoàn thiện rồi nhập kho.

+ Nếu có khuyết tật nặng không sửa chữa được thì xếp vào sản phẩm phế phẩm và loại bỏ

2.5. Công tác vận chuyển – bốc xếp cọc

-       Tách, cẩu, xếp cọc: Quá trình tách cọc, cẩu cọc lên đống phải chú ý nhẹ nhàng, làm sạch ba via, gỗ chèn đầu cọc, cọc được xếp theo từng lô và kê theo hàng thẳng và ngay ngắn, vị trí gỗ kê ở hai điểm móc cẩu của cọc. Cẩu cọc trong bãi tuyệt đối không được phép quá tải trong qui định của cổng trục. Ngay sau khi cẩu cọc xếp lên đống phải cho ghi ngày ở đầu cọc, trừ các trường hợp khác theo yêu cầu của xưởng sản xuất. 

-       Phương pháp bốc dỡ, vận chuyển cọc và xếp cọc phải đảm bảo cọc không bị gẫy do trọng lượng bản thân cọc. Các đốt cọc được xếp thành từng nhóm, có cùng chiều dài, tuổi và có gối tựa.

11755735_1452252271766223_2489354812880752257_n

11742694_1452242648433852_5562435759218303143_n

11751790_1452252611766189_1010686367709118180_n

1487274_1452243298433787_9027060184935047504_n

Đơn vị thành viên
096.888.2288